80 phụ nữ Ấn Độ bị rao bán đấu giá trên mạng

Cảnh sát Ấn Độ đang điều tra vụ bán đấu giá hàng chục phụ nữ theo Hồi giáo. Những người bị “rao bán”
Hình ảnh của khoảng 80 phụ nữ Ấn Độ theo Hồi giáo đã được
Cảnh sát xác định đây chỉ là một sàn bán đấu giá giả, mục đích nhằm hạ nhục những người theo Hồi giáo và vẫn chưa xác định được thủ phạm. Các nạn nhân đa số là nhà nghiên cứu hoặc nhà báo, nghệ sĩ theo Hồi giáo.
Hana Mohsin Khan, một nữ phi công, nằm trong số những người bị “rao bán”. Cô hoàn toàn không biết gì cho đến khi một người bạn nhìn thấy
cô Khan cho biết: “Hình của tôi đứng thứ 4 trong số đó. Họ bán đấu giá tôi như nô lệ. Tôi ớn lạnh cả sống lưng và vẫn còn tức giận mỗi khi nhớ tới chuyện đó”.
GitHub xác nhận đã đình chỉ tài khoản “rao bán” phụ nữ và cho biết người dùng này vi phạm các chính sách cấm quấy rối, phân biệt đối xử và kích động bạo lực.
Cô Sania Ahmad, 34 tuổi, một người cũng bị “rao bán”
Có tới 170 triệu người theo đạo Hồi ở Ấn Độ nhưng theo AFP, nhiều người đang cảm thấy họ chỉ là “công dân hạng hai” ở quốc gia có đạo Hindu chiếm đa số.
Ahmad tuyên bố có gần 800 ảnh chụp màn hình những bình luận tục tĩu và mang tính sỉ nhục nhắm vào cô. Đa số các bình luận này là trên mạng xã hội Twitter, nơi Ahmad cho biết đã gửi khiếu nại lên Twitter nhưng chẳng được giải quyết.
Chính phủ Ấn Độ không bình luận về các phiên bán đấu giá giả và phủ nhận có các chính sách bài trừ Hồi giáo.
Quấy rối trực tuyến đối với phụ nữ và trẻ em gái – bao gồm đe dọa bạo lực, đe dọa cưỡng hiếp và gửi các hình ảnh khiêu dâm – là một vấn đề rất lớn, không chỉ ở Ấn Độ.
Một cuộc khảo sát năm 2020 của tổ chức Plan International có trụ sở tại Anh với 14.000 trẻ em gái ở 31 quốc gia cho thấy hơn một nửa từng là nạn nhân của nạn quấy rối qua mạng.