Chuyện thời nCovid-19

Đoàn Dự ghi chép

Vũ Hán tuyển 20 công nhân lò thiêu

– Tiếng người kêu rên thảm thiết trong các lò thiêu

Ngày 17 tháng 2, một cư dân mạng chụp ảnh màn hình TV, đưa lên Internetcho thấy thông báo của Cơ quanTang lễ Vũ Hán cần tuyển 20 công nhân phục vụ cho các lò thiêu. Điều kiện để được tuyển là phải có can đảm và không sợ ma.
Tại sao lại cần người can đảm và không sợ ma? Người đăng tấm ảnh màn hình giải thích rằng người ta đồn là các lò thiêucó ma. Bất cứ ngày hay đêm thường có tiếng kêu rên thảm thiết phát ra từ các lò thiêu mặc dầu nho nhỏ nhưngcũng khiến các công nhân phục vụ lò thiêu sợ hãi, hơn nữa nhiều người chết quá, họ làm việc gần như 24/24 tiếng, quá mệt,nhiều người xin nghỉ việc nên Cơ quan Tang lễ phải tuyển thêm người khoẻ mạnh, có can đảm và không sợ ma.

Một thanh niên khác giấu tên, chỉ ký biệt danh là “Kẻ Mồ Côi Khốn Khổ” cũng lên Internet, cải chính rằng những tiếng kêu rên từ cáclò thiêu không phảitiếng “ma” mà là tiếng người chưa chết. Anh ta nói rằng Nhà tang lễ đã thiêu cả những người chưa chết, điều này đáng sợ hơn là có ma!

Cũng cư dân mạng nói trên thuật lại rằng mới đây, bệnh viện Vũ Hán báo cho anh biết là cha anh trong bệnh viện đã chết, bảo anh đến phụ khiêng cha ra xe tới lò thiêu. Sau khi đến bệnh viện, anh sờ chân chathấy còn ấm, bèn khẽ lay gọi thì thấy cha anh mở mắt, môi mấp máy hình như muốn nói điều gì. Các bác sĩsợ anh cho rằng họ đã báo tin lầm nên đuổi anh ra ngoài vàra lệnh cho hai người công nhân cho cha anh trần trụi vào cái túiđựng xác rồi vẫy tay ra hiệu cho họ khiêng đi.

Anh đón ở cửa, muốn mặc quần áo cho cha nhưng không được chấp thuận. Sau đó bác sĩ bảo anh gọi điện cho Nhà tang lễ Thanh Sơn, nhờ họ bỏ cha anh vào 2 lớp túi đựng xác là được rồi, không cần phải mặc quần áo. Trong quá trình này, một bệnh nhân khác cỡ 32 tuổi đượcgọi vàotiếp nhận ngay cái giường của cha anh.
Ngoài ra, trên mạng xã hội, người đăng tấm ảnh chiếc màn hình TV cũng đăng nguyên văn thông báo của Cơ quan Tang lễ với nội dung như sau:

“Nhà tang lễ Vũ Hán cần tuyển gấp 20 công nhân vận chuyển xác, tuổi từ 16 đến 50, không phân biệt nam nữ. Điều kiện là can đảm, không sợ ma, có sức khỏe. Thời gian làm việc từ 0 giờ đến 4 giờ sáng, tổng cộng 4 tiếng đồng hồ mỗi ngày, giữa chừng được nghỉ một chútvà được cung cấp ăn đêm. Tiền lươngđãi ngộ là 4.000 nhân dân tệ”.
Tin tức trên đây đã gây ra nhiều câu hỏi trên mạng:
– “20 người làm 4 tiếng đồng hồ trong ca đêm, lại còn ca tối và các ca ban ngày nữa, như vậy một ngày một đêm họ vận chuyểnbao nhiêu người chết?”.

– “Coi thông báo tuyển dụng thì biết, nhất định mỗi ngày chết nhiều lắm”.
“Tại sao phải đưa điều kiện là có can đảm và không sợ ma? Phải chăng “có can đảm” để thiêu cả người chưa chết trong túi đựng xác?Còn “không sợ ma” là để ám chỉ những tiếng kêu rên là… tiếng ma chứ không phải tiếng người chưa chết.Ở xã hộicủa chúng ta, không chấp nhận vấn đề ma tà quái dị, nhưng do muốn tránh tiếng chôn cả người chưa chết nên họ phải thông báo trái nguyên tắc như vậy”.

Ở Vũ Hán có 40 lò thiêu lưu động có thể thiêu được 200 tấn xác người mỗi ngày

Tình hình dịch bệnh viêm phổi do nCovid-19 tại Vũ Hán tới nay đã kéo dài hơn 2 tháng, hiện đang ở thời kỳ đỉnh cao của dịch bệnh, số ca nhiễm bệnh và số người chết ở các nơi không ngừng tăng cao, Vũ Hán dường như đã trở thành một “thành phố chết”, xe vận chuyển xác chạy đầy thành phố.
Một clip trên Twitter ngày 12 tháng 2 cho thấynhững công nhân vận chuyển xác mặc trang phục cách ly, vận chuyển thi thể từ khu nhà cao tầng chất vào trong xe, một đứa trẻ kêu lên kinh hãi: “Mẹ ơi, xem kìa! Có rất nhiều thi thể ở trong xe!”. Tin tức cho biết hiện nay Vũ Hán đã trang bị được 40 lò thiêu lưu động, có thể tiêu được 200 tấn xác người chết, tức khoảng 4.000 người/ngày nếu tính trung bình mỗi người nặng 50 kg.
Nhà tang lễ Vũ Hán cũng đã kêu gọi trên mạng, xin cấp trên viện trợ khẩn cấp túi vận chuyển xác. Tờ Epoch Times tiết lộ: Đảng CSTQ yêu cầu nhiều xí nghiệp cần chế tạo gấp một triệuchiếctúi đựng xác.

“Núi” điện thoại di động của người chết chất đống tại lò thiêu để chờ tiêu huỷ


Bác sĩ Vũ Hán qua đời vì nCoV trước ngày cưới

Bành Ngân Hóa, bác sĩ chuyên khoa hô hấp tại Bệnh viện Nhân dân Số 1 quận Giang Hạ, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, qua đời lúc 21h50 tối 20/2/2020, sau khi nhiễm nCoV trong quá trình điều trị cho bệnh nhân.
Bác sĩ Bành được chuyển tới bệnh viện địa phương điều trị từ ngày 25/1, song tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn. Đến ngày 30/1, ông được đưa đến bệnh viện Kim Ngân Đàm cũng ở Vũ Hán để điều trị khẩn cấp và qua đời tại đây.
Ủy ban Y tế quận Giang Hạ đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình bác sĩ Bành. Chính quyền quận từng ca ngợi ông như tấm gương sáng tại tuyến đầu chống dịch, trong đó có bài viết về việc ông đã hoãn đám cưới dự kiến diễn ra ngày 1/02 để tập trung chống nCoV.

Trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc, tin tức về cái chết của bác sĩ Bành đã lan truyền nhanh chóng với hơn 190 triệu lượt xem. Mọi người đều bày tỏ sự tiếc thương và đau buồn trước sự ra đi của anh.
“Cô dâu sẽ chẳng bao giờ được gặp lại vị hôn phu của mình nữa” – một tài khoản bình luận. “Đáng lẽ anh ấy sẽ có một tương lai và cuộc sống tốt đẹp. Tôi thực sự không muốn nhìn thấy một bác sĩ nào phải thiệt mạng thêm” – một người khác chia sẻ.

BS Bành và vợ sắp cưới trong lễ ăn hỏi

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc cho biết, 3003 y bác sĩ nước này được ghi nhận nhiễm hoặc nghi nhiễm nCoV tính đến ngày 11/2, trong đó 14 nhân viên y tế đã tử vong. Một trong số này là bác sĩ Lưu Trí Minh, giám đốc bệnh viện Vũ Xương tại Vũ Hán, người qua đời hôm 18/2 ở tuổi 51 sau nhiều ngày rơi vào tình trạng nguy kịch.
BS Vương Bình, phó giám đốc Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán, cũng đang nguy kịch sau khi nhiễm nCoV. Trước đó, bác sĩ nhãn khoa Lý Văn Lượng, một trong những người đầu tiên cảnh báo về nCoV, qua đời hôm 6/2 vì nhiễm virus này.
Cái chết của BS Lý Văn Lượng khiến công chúng tức giận và cho rằng chính quyền nợ anh một lời xin lỗi. Gia đình bác sĩ Lý đã được bồi thường 820.000 nhân dân tệ (khoảng 117.000 USD).
Chính quyền tỉnh Hồ Bắc cho biết, con của những nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch Covid-19 sẽ được cộng 10 điểm ưu tiên khi thi vào Cấp 3. Chính quyền Vũ Hán cũng thông báo mỗi y bác sĩ bị nhiễm virus sẽ được hỗ trợ 3.000 tệ (430 USD), trong khi gia đình nhân viên y tế đã tử vong sẽ nhận được 5.000 tệ (hơn 700 USD).

Vợ sắp cưới của bác sĩ Peng mang thai 6 tháng

Bị nhiễm virus corona khi làm nhiệm vụ chống dịch, bác sĩ Peng Yinhua qua đời để lại đám cưới dang dở và người vợ mang thai.
Ngày 1/2 lẽ ra là ngày cô dâu Zhong Xin mặc áo cưới, cùng hôn phu Peng Yinhua (Bành Ngân Hoá) tiến vào lễ đường. Thế nhưng, ngày đó không bao giờ tới, khi dịch viêm phổi corona đã cướp đi người chồng của mình. Lúc bác sĩ Peng, 29 tuổi, qua đời, Zhong đang mang thai 6 tháng.

Bác sĩ Peng Yinhua và vợ sắp cưới Zhong Xin đã đăng ký kết hôn và ấn định ngày cử hành hôn lễ là 1-2-2020. Ảnh cưới đã chụp, thiệp mời đã viết, mọi thứ đều sẵn sàng nhưng bi kịch đã xảy ra.
Trước đó, PengYinhua, bác sĩ khoa Hô hấp tại Bệnh viện Nhân dân số 1 Giang Hạ, thành phố Vũ Hán, tình nguyện hoãn đám cưới và tham gia vào tuyến đầu trong cuộc chiến chống dịch hồi tháng 1. Tại đây, anh điều trị cho hơn 150 bệnh nhân mỗi ngày.
Vào đêm giao thừa Tết Nguyên đán, đồng nghiệp khuyên Peng về nhà nghỉ ngơi và dành thời gian hơn cho người vợ đang mang thai. Nhưng Peng nói: “Để mọi người về. Tôi còn trẻ, nên tiếp tục ở lại”.

BS Bành trên giường bệnh tại Vũ Hán

Zhong Xin, vợ sắp cưới của bác sĩ Peng nói: “Chồng tôi là một người tuyệt vời. Tôi sẽ ở vậy suốt đời để chăm sóc và nuôi dạy con của chúng tôi nên người như cha của nó”.
Hôm 21/2, tại hội trường của Bệnh viện Nhân dân số 1 Giang Hạ, lễ tưởng niệm bác sĩ Peng Yinhua được tổ chức đơn giản. Chân dung của anh được hiển thị trên màn hình 3 chiếu. Các đồng nghiệp ở bên lặng lẽ viết ra những dòng suy nghĩ trong sổ tang: “Bác sĩ Peng, hãy ra đi thanh thản nhé!”.”Bác sĩ Peng không còn nữa. Chúng tôi càng phải cố gắng hơn trong cuộc chiến với dịch bệnh. Chúng tôi sẽ dốc hết sức mình làm nhiệm vụ ở tiền tuyến mà anh đã hy sinh cả mạng sống để làm”, bác sĩ Wang Dili nói.

Nữ bác sĩ Vũ Hán tử vong vì nCoV
Bệnh viện Giang Bắc Hiệp Hoà ở Vũ Hán thông báo nữ bác sĩ Hạ Tư Tư, 29 tuổi, tử vong vì nCoV.
“Dù được hết lòng cứu chữa, bác sĩ Hạ đã qua đời lúc 6h30 sáng 23/2/2020”, thông báo của bệnh viện Giang Bắc Hiệp Hoà cho hayvà bày tỏ chia buồn sâu sắc tới gia đình bác sĩ.


Bác sĩ Hạ làm việc tại khoa Tiêu hóa của bệnh viện, bị nhiễm nCoV tại nơi làm việc và phải nhập viên hôm 19/1. Bệnh tình của BS Hạ chuyển biến xấu hôm 7/2 và phải chuyển đến Bệnh viện Trung Nam thuộc Đại học Vũ Hán, nơi tiếp nhận các ca viêm phổi corona nặng.
Dịch Covid-19 xuất hiện tại 31 quốc gia và vùng lãnh thổ sau khi khởi phát tại Vũ Hán, Trung Quốc từ tháng 12/2019. Thế giới hiện ghi nhận 2.462 người chết, 78.771 người nhiễm nCoV, trong đó, 23.166 người đã bình phục. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc hôm 17/2 cho biết , tính đến ngày 11/2 có 3003 y bác sĩ được ghi nhận mắc bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm nCoV.
Bác sĩ Lưu Trí Minh, giám đốc bệnh viện Vũ Xương tại Vũ Hán hôm 18/2 qua đời ở tuổi 51 do nhiễm nCoV. Ông là nhân viên y tế thứ hai tại bệnh viện Vũ Xương qua đời vì nCoV trong vòng một tuần, sau khi y tá 59 tuổi Liu Fan tử vong hôm 14/2.

Trước đó, cái chết của BS Lý Văn Lượng, bác sĩ nhãn khoa tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán, người đã cảnh báo sớm về dịch viêm phổi do virus corona, đã làm dấy lên lo ngại về tình trạng lây nhiễm giữa các nhân viên y tế.
Chính quyền tỉnh Hồ Bắc nhắc lại rằng con của các nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch Covid-19 sẽ được cộng 10 điểm ưu tiên khi thi vào Cấp 3. Chính quyền Vũ Hán cũng nhắc lại mỗi y bác sĩ bị nhiễm virus sẽ được hỗ trợ 3.000 tệ (430 USD), trong khi gia đình của những nhân viên y tế đã tử vong sẽ nhận được 5.000 tệ (hơn 700 USD).
Nữ tín đồ lây nCoV cho hàng chục người Nam Hàn

Người phụ nữ 61 tuổi đi lễ nhà thờ giáo phái Tân Thiên Địa (Shincheonji) 4 lần trong 18 ngày và được cho là đã lây virus cho ít nhất 37 người trước khi được kết luận dương tính với nCoV, rồi những người này lại lây nhiễm cho nhiều người khác trong hoặc ngoài giáo phái (gọi là “siêu lây nhiễm” hoặc “lây nhiễm dây chuyền”).
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Nam Hàn (KCDC) ghi nhận thêm 53 ca nhiễm nCoV mới, tăng gấp đôi so với ngày hôm trước, nâng tổng số người nhiễm ở nước này lên 104.
Trong các ca nhiễm mới, có 51 ca được ghi nhận tại thành phố Daegu, cách thủ đô Seoul của Nam Hàn khoảng 240 km về phía tây nam, trong đó nhiều ca liên quan đến nhà thờ Tân Thiên Địa (Shincheonji), nơi một nữ tín đồ 61 tuổi nhiễm virus corona từng đến làm lễ.

Người phụ nữ này được đưa tới một bệnh viện ở thành phố Daegu để điều trị từ hôm 6/2/2020 do bị tai nạn giao thông và ở một mình trong một phòng 4 giường. Hôm 8/2, bà được các bác sĩ khuyến cáo thực hiện xét nghiệm nCoV, nhưng bà nhất định từ chối. Hai ngày sau (10-2-2020), bà bắt đầu sốt nhưng vẫn từ chối xét nghiệm vì cho rằng mình gần đây không ra nước ngoài.
Trong thời gian điều trị ở bệnh viện do tai nạn giao thông, người phụ nữ này đã 4 lần tới nhà thờ Shincheonji đi lễ, kể cả buổi lễ vào ngày 16/2sau khi bà đã bị sốt. Hôm 18/2, bà được xét nghiệm và có kết quả dương tính với virus, trở thành bệnh nhân nCoV thứ 31 tại Nam Hàn (vì vậy được gọi là “bệnh nhân thứ 31”).
Kết quả này ngay lập tức làm dấy lên nỗi lo ngại lớn khi có tới 1.001 người, hầu hết từ thành phố Daegu và các tỉnh Bắc Gyeongsang, Nam Gyeongsang, Gyeonggi, đã đến dự lễ tại nhà thờ cùng nữ bệnh nhân nói trên. Họ hiện được yêu cầu tự cách ly tại nhà.

Giới chức Nam Hàn tin rằng “bệnh nhân thứ 31” đã lây nCoV cho ít nhất 37 tín đồ tham gia lễ cầu nguyện tại nhà thờ Shincheonji, cũng như truyền virus cho một người ở bệnh viện Daegu, nơi bà từng điều trị.
Giáo phái Tân Thiên Địa (Shincheonji)

Giáo phái Shincheonji được một người đàn ông tên là Lee Man-hee thành lập năm 1984, là một phong trào tôn giáo khá bí ẩn, được cho là có 12 chi nhánh lớn trên khắp Nam Hàn. Trong các buổi cầu nguyện vào mỗi Chủ nhật hàng tuần, các tín đồ Shincheonji sẽ quỳ sát vào nhau trên sàn nhà thờ, hô lớn “Amen” và có những cử chỉ giao tiếp gần gũi như choàng tay qua vai nhau. Đặc biệt, giáo lý của giáo phái này dạy trẻ em không cần phải đi học, người lớn không cần làm ăn, cứ lo truyền giáo và đem tài sản tới đóng góp vào giáo hội là sẽ được phước, việc ăn uống đã có tài sản đóng góp đó và mọi người cùng chung nấu nướng.

Theo các chuyên gia y tế, những hành vi tiếp xúc gần gũi như vậy, nhất là không được phép đeo khẩu trang, làm tăng nguy cơ lây nhiễm nCoV giữa người với người. Giáo hội Shincheonji hôm 22-2-2020đã ra thông cáo cho biết đã ngừng các buổi lễ tại nhà thờ và thay vào đó là hoạt động cầu nguyện online, đồng thời đóng cửa chi nhánh ở Daegu.
Nữ giám đốc Trung tâm Phòng ngừa dịch bệnh (KCDC) Jung Eun-kyeong cho biết cơ quan đang phác thảo kế hoạch sàng lọc và xét nghiệm các tín đồ Shincheonji. Bà thừa nhận tình trạng “lây nhiễm dây chuyền” đã diễn ra tại nhà thờ ở Daegunhưng tỏ ra thận trọng khi gọi nữ bệnh nhân thứ 31 là “người siêu truyền nhiễm”.

Nhân viên Y tế Nam Hàn khử trùng nhà thờ Tân Thiên Địa tại Daegun

Hơn 50% ca nhiễm nCoV ở Nam Hàn là do giáo phái Tân Thiên Địa
Tin hôm 24/2/2020 cho biết54,7% số ca nhiễm corona virus tại Nam Hàn có liên quan tới Tân Thiên Địa (Shincheonji), giáo phái mà các bệnh nhân lây nhiễm đều là thành viên.
Dữ liệu ngày 23/2/2020 do Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Nam Hàn (KCDC) công bố, cho thấy con số 329/602 ca nhiễm nCoV tại Nam Hàn có liên quan tới các thành viên của giáo phái Tân Thiên Địa, hoặc do những người đã từng tiếp xúc với các thành viên giáo phái này. Tỷ lệ đó chiếm 54,7%các ca nhiễm toàn quốc.
KCDC trước đó cho biết họ đã yêu cầu hơn 9.300 thành viên Tân Thiên Địa tự cách ly. Trong số đó, 1.248 người đã có các triệu chứng của dịch bệnh Covid-19.

Giáo phái Tân Thiên Địa trở thành tâm điểm chú ý của đợt bùng phát dịch nCovid-19 tại Daegu, thành phố lớn thứ 4 Nam Hàn với 2,5 triệu dân, sau khi nữ tín đồ 61 tuổi lây virus cho nhiều người khác.

Cần nhắc lại rằng bà này nhập viện hôm 8/2/2020do bị tai nạn giao thông nhưng hai lần từ chối xét nghiệm nCoV. Sau đó bà đi nhà thờ Tân Thiên Địa 4 lần và được xác nhận dương tính với nCoV hôm 18/2. Khoảng 9300 thành viên giáo phái đã được yêu cầu tự cách ly hoặc không ra khỏi nhà. Tân Thiên Địa bị giáo hội Cơ đốc giáo chính thống coi là dị giáo.
Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in sáng 23/2/2020 cho hay, chính phủ quyết định nâng cảnh báo nCoV lên mức cao nhất, đồng thời kêu gọi giới chức y tế thực hiện “những biện pháp “chưa từng có tiền lệ” nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Ông cũng kêu gọi các tín đồ Tân Thiên Địa hợp tác với chính quyền.

Thị trưởng thành phó Daegu kêu gọi các thành viên giáo phái Tân Thiên Địa trình diện
Hôm Chủ nhật 23/2/2020,Thị trưởng TP Daegu Kwon Young-jin kêu gọi các thành viên giáo phái Tân Thiên Địa trình diện và xét nghiệm y tế nhằm ngăn chặn sự lây lan nCoV.
Ông nói trong một cuộc họp báo: “Cấp độ khủng hoảng ở Daegu và tỉnh Bắc Gyeongsang là vô cùng nghiêm trọng”. Đồng thời ông cũng khuyến cáo dân chúng địa phương không nên ra khỏi nhà.Ông yêu cầu các thành viên giáo phái Tân Thiên Địacó triệu chứng nhiễm virus ra trình diện và tiến hành xét nghiệm:Ông nói: “Lẩn trốn không phải là câu trả lời. Nếu lẩn trốn, các bạn sẽ tự gây hại cho chính bản thân, gia đình và nhiều người khác, nhất là không giúp ích gì cho nỗ lực sớm chấm dứt tình trạng hiện nay”.

Daegu là thành phố lớn thứ 4 Nam Hàn với 2,5 triệu dân. Nam Hàn trở thành ổ dịch nCoV lớn thứ hai thế giới

Hôm 24/2/2020,Nam Hàn ghi nhận thêm 161 ca nhiễm nCoV, nâng tổng số người nhiễm lên 763 và trở thành ổ dịch lớn thứ hai trên thế giới.

Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Nam Hàn (KCDC) hôm nay cho biết nước này cũng ghi nhận tổng cộng 7 trường hợp tử vong. Trong số các trường hợp nhiễm mới, 129 liên quan tới nhà thờ của giáo phái Tân Thiên Địa ở thành phố Daegu.■

Đoàn Dự