Mùa Trung Thu
Ánh trăng trắng ngà. Có cây đa to. Có thằng Cuội già. Ôm một mối mơ. Các em thích cười. Muốn lên cung trăng. Cứ hỏi ông trời. Cho mượn cái thang…
Trong một năm, mặt trăng giữa tháng Tám tròn nhất, đẹp nhất, Ngày xưa, Trung thu chỉ gói gọn trong vòng nửa tháng từ đầu tháng Tám ta đến rằm. Nhưng nay thì mùa Trung thu kéo dài hai tháng, hoạt động rộn rịp bắt đầu từ đầu tháng Sáu ta cho đến cuối tháng Tám.
Trung thu ngày xưa, mọi người đều thưởng thức ngang nhau, người lớn ngâm thi, vịnh nguyệt: Trăng ơi ngủ với hồn ta… Còn trẻ con chơi đèn, phá cỗ. Thế mà không hiểu sao về sau, Trung thu dần dần lại chỉ được coi là tết dành riêng cho thiếu nhi?
VN ở khu vực nhiệt đới gió mùa nên các rằm lớn thuộc tháng Tư, tháng Bảy, tháng Tám đều nằm gọn trong mùa mưa, năm nào cũng canh chừng cứ đến đúng rằm là trời đổ mưa tầm tã. Lại thêm thành phố toàn chung cư, nhà cao tầng, cái nền bằng hộp quẹt cũng phóng lên cao vòi vọi như tháp canh, nên chi tìm đỏ mắt chẳng thấy cô Hằng e thẹn trốn đâu.
Ngày xưa, mùa Trung thu chỉ gói gọn trong vòng nửa tháng từ đầu tháng Tám đến rằm. Nhưng nay thì mùa Trung thu kéo dài 2 tháng, hoạt động rộn rịp bắt đầu từ đầu tháng Sáu (ta).
Nói đến Trung thu phải kể đến bánh và lồng đèn. Lồng đèn thường chỉ bán trước khoảng hai tuần. Cổ truyền là đèn xếp, ngôi sao và quả găng nay hầu như không còn thấy xuất hiện đâu nữa. Những hình dạng hay thấy như tàu thủy, máy bay, con thỏ, con voi… cũng ít. Hồi TV chiếu phim Tiểu Long Nhân có đèn Tiểu Long Nhân, phim Tây du ký có đèn thầy trò Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới rồi Doremon, siêu nhân, hiệp sĩ…
Những năm sau này, lồng đèn Trung quốc lấn át hẳn hàng nội địa. Cả tháng trước, khi chưa thấy mặt mũi đèn VN đâu thì những chiếc đèn nhập lậu này làm bằng nhựa, màu sắc rất sặc sỡ đặc trưng theo kiểu Trung Hoa đã treo đầy ở các quầy hàng khắp nơi. Cái nhỏ xíu bằng lòng bàn tay giá từ 6 đến 20, 30 ngàn, đắt hơn thì 5, 7 chục, đèn kéo quân bạc trăm. Vì là hàng nhựa nên gặp nước không bị ra màu lem luốc, gắn pin nên không sợ cháy, có cái lại phát ra tiếng nhạc réo rắt hay kêu chí chóe lạch tạch một tràng như súng liên thanh đồ chơi trẻ em.
Chợ lồng đèn trung thu Lương Nhữ Học, Hải Thượng Lãn Ông… cũng như các tiệm tạp hóa, cửa hàng văn phòng phẩm… bày bán lồng đèn. Từ loại to để treo trước các điểm vui chơi, trường học… đến loại trung bình treo ở nhà hàng, quán nước… đến loại mini cho trẻ cầm chơi… Nam thanh nữ tú tranh thủ lấy bối cảnh chụp hình.
Lồng đèn thường bán trước khoảng một tháng. Trở về nguồn lồng đèn hình ngôi sao, tàu thủy, con gà, con thỏ, con bướm, con khỉ, cá chép, hoa sen, hình đèn kéo quân, hình tượng Doremon, siêu nhân… Đèn lồng Trung Hoa, lồng đèn Hội An mua về chơi Trung thu xong làm đèn trang trí luôn. Đèn xếp làm bằng giấy, bằng nhựa… Năm nay hàng VN chiếm đa số, với đủ kiểu, kích cỡ, màu sắc bằng giấy nhún, giấy bóng kiếng, nhựa… Đèn xếp cách điệu gắn thêm đầu gà, đầu trâu, cánh hoa…
Người lớn thường mua lồng đèn bằng nhựa cho trẻ con chơi để đỡ canh chừng chuyện lửa tắt hay cháy. Thật ra chơi lồng đèn giấy bóng kính rất mất công, khi mua phải săm soi lựa cái phẳng phiu, không bị chùng, cắm nến cẩn thận kẻo nghiêng nghiêng là đèn ra tro trong phút chốc, rồi nến tắt, rồi mồi lửa… nhưng nếu không có những mất công nho nhỏ ấy thì chuyện chơi đèn giản dị, trơ trọi quá, đâu còn gì thú vị nữa. Chính người lớn lại ưa ngắm đèn VN. Những chiếc đèn hoàn toàn được làm thủ công bằng giấy bóng kiếng đỏ sơn phết màu mè, phất trên khung nan tre uốn cong, cột kẽm. Khi thắp nến, ánh sáng lung linh, chập chờn mới tạo vẻ sống động, mới thấy cái hồn của tết Trung thu cổ truyền hiện lên trong đó…
Trường tiểu học, mẫu giáo tổ chức xếp giấy nhún làm lồng đèn, hoặc vẽ thêm hình, gắn tua rua vào chiếc lồng đèn đã có sẵn,
Người lớn luôn luôn mua đèn cho con cái theo đúng… thủ tục, nhưng thực sự, dù vào các con hẻm bình dân cũng đố ai tìm thấy đèn được chơi, nói gì tới khu trung lưu, công chức, vài ba lần cửa đóng then cài, chủ nhà len ra lách vào đóng sầm lại kín mít ngay.
Rước đèn lại là trò chơi đặc biệt phải đông người, phải có bạn chơi mới vui. Bây giờ ra ngõ đụng héroin, nhà nào cũng đóng cửa im ỉm mấy lớp khóa, con cái nhốt chặt chẽ trong nhàm, tiêu chuẩn mỗi gia đình chỉ có một hay hai con nên chẳng lẽ anh chơi với em, con chơi với cha mẹ hoài cũng chán, vậy ta bấm TV, cả nhà quây quần trước màn hình còn đỡ mệt, vui hơn… Bởi vậy, một mai lớn lên trong ký ức được mang vào đời của đa số trẻ em không có cảnh rước đèn, không có những bài hát Trung thu dễ thương quen thuộc. Nhiều em cứ chăm chú ngó mặt trăng hoài mà đâu có nhìn thấy cây đa, chú Cuội. Thế giới cổ tích đó chỉ còn dành cho những người mơ mộng, cho các vị thi sĩ sống dưới đất mà hồn quen gửi chốn cung trăng. Cuội đành đem chị Hằng đi. Tìm xứ xây nhà không biết ở đâu.
Lồng đèn có cũng được, không cũng chẳng chết chóc gì nhưng bánh Trung thu là món dường như không thể thiếu vì đây là thức tất cả nọi người đều có thể thưởng thức ngang nhau. Giờ thì vô số; bánh mặn, bánh chay, bánh ít đường dành cho người ăn kiêng, bánh thiếu nnhi… Bánh handmade bán online, bán qua truyền miệng thân hữu,,, nhà làm không chất bảo quản nên mua về là phải ăn ngay trong vòng 2- 3 ngày.
Các cửa hàng thực phẩm lớn thật ra bán bánh Trung thu quanh năm nhưng ăn không đúng lúc đâu có ngon. Bánh chưng phải dùng vào Nguyên Đán, bánh tro và rượu nếp vào Đoan Ngọ… Bánh Trung thu phải nhâm nhi, ngẫm nghĩ vào dịp Trung thu chứ đâu phải bích-quy, bông lan.. mà ăn bất cứ lúc nào. Các hiệu bánh bán sớm để người ta có thời giờ ăn lai rai và mang biếu nữa.
Bánh Trung thu đủ loại, đủ giá. Hoa hồng cao có khi tới 35%. Những góc phố, bên hông các tòa nhà, những bãi đất trống… đều trưng tủ kính, căng bảng hiệu… để vào mùa trung thu. Trên mạng internet cũng quảng cáo bán bánh handmade online.
Bánh đủ loại, đủ giá để có thể vừa túi tiền mọi người.
Đắt nhất hàng hiệu là hộp quà biếu cao cấp giá 3 triệu. Còn rẻ là loại thập cẩm lạp xưởng, công ty mua làm quà cho công nhân viên 73 ngàn đồng/ bánh 150gr. Bánh dẻo dành cho thiếu nhi 50 ngàn/ cái…
Còn có vô khối bánh Trung thu không nhãn hiệu lấy từ các lò quận ven dành cho túi tiền bình dân của dân nghèo hay trẻ con. Bánh bày trên mâm, trên khay ngoài chợ, trên mẹt, trên xe để đẩy bán rong. Dĩ nhiên chất lượng miễn bàn, lỡ Tào Tháo có rượt cũng đành chịu chứ kiện ai bây giờ.
Hộp thiếc, hộp giấy, hộp gỗ, hộp sơn mài có quai kèm dao nĩa, hộp trà đàng hoàng, tờ bướm phát quảng cáo, giới thiệu rộng rãi trên Net.
Bánh trung thu ngày cảng nhiều mẫu mã, nhiều loại nhân. Từ hạng bình dân tới… siêu cao cấp. Từ bánh mặn tới bánh chay, bánh dành cho người ăn kiêng, bánh trẻ con, bánh người lớn, bành mua để ăn, bánh mua chỉ để biếu…
Loại bánh có nhân truyền thống đơn giản như đậu xanh, đậu đen, hạt sen, hạt bí, lạp xưởng… Lại có loại bánh “hiện đại” mới đủ nhân mới, lạ, thật đắt tiền…
Về phía sản xuất. Có hãng e dè làm bánh cầm chừng vì kinh tế sau Covid-19 chưa hồi phục, tỷ lệ thất nghiệp còn cao; nhưng cũng có xưởng đoán chừng sức tiêu thụ không thấp, các công ty đặt mua số lương lớn cho công nhân, đối tác, một cái tết giữa năm lớn nên thiên hạ cũng cần mua bánh để biếu xén lẫn nhau…
Mùa trung thu trùng với đầu mùa tựu trường. Các tổ chức từ thiện cũng nhộn nhịp… đi làm từ thiện. Bên cạnh phát cặp sách, bút viết, tập vở… đến trẻ em nghèo ở các trường, trẻ ở viện mồ côi… thế nào cũng có bánh trung thu, lồng đèn.
Giới nhà giàu mua để ăn hay làm quà biếu xén thường chọn loại bánh lạ với hộp lộng lẫy. Phải thật mới, độc, lạ, đắt tiền để chứng tỏ đẳng cấp, lòng biết ơn… Những năm trước là bánh mặn với nhân như yến sào, đông trùng hạ thảo, hải sâm, tôm càng, tỏi đen, vi cá, wasabi, trứng chảy, trứng cá tằm, trứng cá hồi… Năm nay thêm bánh trung thu nhập khẩu nhân sầu riêng. Độc hơn là hàng sản xuất với phiên bản giới hạn!!!
Hình dáng cái bánh cũng cải tiến. Trên mặt bánh tạo hình nổi thêm cái hoa, cành lá, cô gái, con thỏ, con heo xinh xắn…
Đối lập với bánh siêu cao cấp là bánh siêu rẻ. Cũng kiểu cọ, vỏ bánh xanh, đỏ, tím, vàng nhưng chỉ giá rẻ mạt nhập từ nước láng giềng không có bao bì, không nhãn hiệu, không có “date”!!!
Các quầy hàng bán lề đường thường trưng các nhãn hiệu thông thường trên thị trường nhưng cũng thường trộn vào các nhãn hiệu ít nổi tiếng.
Bánh đắt tiền phải đi kèm với cái hộp… đắt tiền. Bởi khi đầu tiên nhận hộp bánh trung thu, đa số chắc lưỡi hít hà: “Chà, cái hộp xịn quá!”. Người nhận quà đánh giá cái hộp trước rồi mới tới cái bánh. Hộp bằng gỗ, hộp sơn mài… Hộp thiếc, hộp giấy, hộp gỗ, hộp sơn mài có quai kèm dao nĩa, trà đàng hoàng. Hộp hình lồng đèn kéo quân, hình cái vali…
Nào bánh nhân lạp xưởng, jambon, gà quay, vi cá, phô mai, yến sào, tôm Alaska, cua Canada, cua Hoàng đế, gà quay Tứ Xuyên, sò điệp, bào ngư xốt Hongkong… Gà quay thì có mấy sợi nạc gà chà bông thiệt, còn soi kính lúp cũng khó kiếm được một thứ khả dĩ được mệnh danh là vi cá. Hay 100gr vi cá cho một trăm cái bánh chăng. Cũng chẳng rõ vi cá mập, cá voi hay cá chép, cá hường hoặc cá trê, cá đỏ dạ…
Bánh chay ngoài hạt sen, đậu xanh, khoai môn, dừa… nay thêm rong biển, trà xanh, hạnh nhân, việt quất, hạt chia…
Trước kia, bánh Trung thu cận ngày mới bán nhưng thị trường này càng lúc càng trở nên rộng lớn, thành thử mỗi năm bánh bán càng sớm hơn. Các công ty bước vào mùa Trung thu với tinh thần chiến đấu quyết liệt dành thị phần. Các đại gia hiện nay là những công ty bánh kẹo lớn. Riêng Đồng Khánh lâu đời có khá nhiều nhãn hiệu nhái: Đồng Khánh nhà hàng, Đồng Khánh công ty lương thực, Đồng Khánh Văn Lệ… Ngoài ra vô số nhãn hiệu bánh Trung thu điểm tên không xuể. Người sành ăn cũng thích bánh làm ở khu vực người Việt được chế biến không quá ngọt như bánh được làm ở khu vực người Hoa. Còn có bánh của nhà hàng, khách sạn làm riêng, bánh của siêu thị lớn Muốn thưởng thức hương vị ngoại thì tìm đến các công ty nhập khẩu bánh trung thu của Malaysia, Hongkong, Singapore…
Hoa hồng bánh trung thu cao có khi tới 35%. Những góc phố, bên hông những tòa nhà, những bãi đất trống… đã trưng sớm tủ kính, căng bảng hiệu… bán bánh trung thu. Nơi thì mới tủ không, nơi bày lác đác vài cái bánh… như để… xí chỗ! Trên mạng internet cũng đã quảng cáo bán bánh online handmade.
Còn hơn nửa tháng mới tới ngày Trung thu nhưng một số quầy hàng đã trưng bảng “Mua 1 thành 2” hay “Mua 1 tặng 1”… Mua 1 cái bánh được tặng 1 cái bánh bé tý hoặc cái bánh của hãng “vô danh”!!!
Mẹt bánh bày bên lề đường gió bụi rao “25 ngàn một cái”…
Kinh tế hậu Covid-19 vẫn còn ảnh hưởng. Người bán lo lắng. Đơn hàng của công ty, xí nghiệp ít hẳn. Người mua lẻ cũng thưa thớt.
Một bà có con trai và con dâu là bác sĩ cho biết: “Mọi năm cận rằm là bánh chất đầy góc nhà. Còn năm nay mới có 3 hộp à”!
SGCN