Nancy Pelosi: Người thích đùa với lửa

“Chuyến công du của phái đoàn Quốc Hội chúng tôi xác nhận cam kết sự ủng hộ nền dân chủ sinh động của Đài Loan.”

“Sự đoàn kết của Hoa Kỳ với với 23 triệu người dân Đài Loan hiện nay quan trọng hơn bao giờ hết, vì thế giới đang đối mặt với chọn lựa giữa độc tài và dân chủ.”

Khỏi cần nói, bạn cũng nhận ra tác giả của những lời lẽ đanh thép kể trên.

Bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ đã viết những lời đó trong mục Op Ed của tờ Washington Post ngày 2 tháng 8. Toàn văn cũng được đăng lại trên trang web của bà (speaker.gov)

Cùng trong bài xã luận đó, bà Pelosi còn trêu chọc Trung cộng bằng cách nhắc lại màn chọc giận Hồ Cẩm Đào tại cửa nhà của Mao cách đây ba thập niên:

“Ba mươi năm trước, tôi có mặt trong phái đoàn lưỡng đảng Quốc Hội Hoa Kỳ đến Trung Quốc, nơi, ngay tại quảng trường Thiên an môn, chúng tôi đã giăng một biểu ngữ đen trắng mang hàng chữ “Cho những người đã hy sinh cho nền dân chủ ở Trung Quốc.” Cảnh sát mặc sắc phục đã đuổi theo chúng tôi khi chúng tôi rời quảng trường. Kể từ đó, hồ sơ nhân quyền tồi tệ và sự xem thường pháp luật của Bắc Kinh vẫn tiếp diễn, nhất là từ khi Chủ Tịch Tập Cận Bình siết chặt quyền lực của mình.”

Bà lên án Trung cộng bằng những lời đanh thép, những bằng chứng rõ ràng:

“Cuộc đàn áp dã man của Đảng CSTQ đối với các quyền tự do chính trị và nhân quyền của Hồng Kông, thậm chí bắt giữ cả Đức Hồng Y Joseph Zen đã vứt hết những lời hứa về “một quốc gia, hai hệ thống” vào sọt rác. Tại Tây Tạng, Đảng CSTQ từ lâu đã dẫn đầu một chiến dịch nhằm xóa bỏ ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo và bản sắc của người dân Tây Tạng. Tại Tân Cương, Bắc Kinh đang tiến hành một cuộc diệt chủng nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi và các dân tộc thiểu số khác. Và trên khắp đại lục, Đảng CSTQ tiếp tục nhắm đến và bắt giữ các nhà hoạt động, các nhà lãnh đạo tự do tôn giáo và những nhân vật dám thách thức chế độ.”

Bà xác nhận thái độ của mình, của Hoa Kỳ, và của những quốc gia yêu tự do, dân chủ trên thế giới, dẫn chuyến đi của mình đến Ukriane hồi tháng 4 và tái khẳng định:

“Chúng ta không thể đứng nhìn Đảng CSTQ tiến hành đe dọa Đài Loan – và vào chính nền dân chủ.

Thật vậy, chúng tôi thực hiện chuyến đi này vào thời điểm thế giới phải đối mặt với sự lựa chọn giữa chuyên chế và dân chủ. Khi Nga tiến hành cuộc chiến bất hợp pháp đã được mưu tính chống lại Ukraine, sát hại hàng ngàn người vô tội, cả đến trẻ em, thì điều cần thiết là Mỹ và các đồng minh của chúng ta phải nói thẳng rằng, chúng ta không bao giờ nhượng bộ những kẻ độc tài.

Bằng việc đến Đài Loan, chúng tôi xác nhận cam kết của Hoa Kỳ đối với nền dân chủ: khẳng định lại rằng các quyền tự do của Đài Loan – và tất cả các nền dân chủ – phải được tôn trọng.”

Chuyến đi của bà Pelosi đã khiến Tập Cận Bình sùi bọp mép vì giận dữ.

Trung cộng lên án Hoa Kỳ là “đùa với lửa” và ngay trước chuyến đi đã dọa Mỹ sẽ phải chịu những hậu quả khó lường và nặng nề.

Thế nhưng cho đến hôm 4/8, khi bà Pelosi đã hoàn thành mọi việc – từ gặp gỡ Tổng thống Thái Anh Văn và Nghị viện Đài Loan, đến tái cam kết ủng hộ Đài Loan, những gì Trung cộng đã làm chỉ là chửi đổng lên trời (đưa vài mươi chiến đấu cơ thâm nhập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan) và đổ giận xuống biển (tổ chức 6 cuộc tập trận quanh hòn đảo ngay từ ngày 03/08, trong đó có tập “bắn đạn thật tầm xa” ở eo biển Đài Loan.)

Không làm gì được Pelosi và Hoa Kỳ ngoài việc dọa nạt và diệu võ giương oai…ở eo biển Đài Loan, Trung cộng xoay qua bóp mũi Đài Loan. Ngày 03 tháng 08, Trung cộng thông báo ngừng xuất cảng sang Đài Loan cát tự nhiên, một thành phần quan trọng trong việc sản xuất chất bán dẫn, một trong những lãnh vực xuất cảng chính của Đài Loan. Bên cạnh đó, Trung cộng cũng ngừng nhập một số mặt hàng trái cây và cá của Đài Loan.

Chuyến đi Đài Loan đã đưa thêm một thành tích nữa vào resume của Pelosi. Bà trở thành vị Chủ tịch Hạ viện đầu tiên của Hoa Kỳ đến thăm Đài Loan trong vòng ba mươi năm nay – người cuối cùng là Newt Gringrich năm 1997.

Chuyến đi đã được theo dõi và trở thành đề tài bàn tán của cả thế giới, đặc biệt là với những hăm he, cay cú của Trung cộng và loay hoay của chính quyền Joe Biden để trấn an Tập Cận Bình.

Mặc dù vẫn có chỉ trích, nhưng chuyến đi Đài Loan của Nancy Pelosi đã được hơn hai mươi Dân biểu Cộng hòa, và Chủ tịch Thượng viện Mỹ Mitch McConnell, những nhân vật chống đối đảng Dân chủ mạnh nhất, ủng hộ.

Cả đến Nicky Hailey, một nhân vật chính trị quan trọng của Đảng Cộng hòa đang nhăm nhe ra tranh cử Tổng thống năm 2024, cũng ủng hộ chuyến đi của bà.

Trước ngày bà Nancy Pelosi đến Đài Loan, Người Kể Chuyện nhận được qua điện tử thư một bài viết, được luân chuyển trên một diễn đàn mà NKC không tham gia, gửi đến. Bài viết gọi bà Chủ tịch Hạ viện là một nhân vật “siêu mánh mung”, với những từ ngữ chê trách thậm tệ như “ma mãnh, mánh mung, thâm độc…” mà hầu như không một dẫn chứng nào về những sự “ma mãnh, mánh mung, thâm độc…” đó.

Những lời lẽ trong bài không lạ. Từ lâu nay, một số người Mỹ gốc Việt còn đang cay cú với nhiệm kỳ bị đánh cắp của (cựu) Tổng thống Donald Trump và căm thù đảng Dân chủ đã còn gọi bà Pelosi là “mụ phù thủy”. Họ cũng tố cáo ông chồng của bà – một nhà đầu tư tài chánh, là giao dịch làm ăn vời Tàu và làm giàu với thông tin mật về tài chánh mà nhờ vị trí mà người vợ có được (không bằng chứng nào được đưa ra).

Sau khi cố đọc cho hết, NKC phát giác rằng nếu lọc và gạn bỏ chừng vài chục tính từ, trạng từ, thành ngữ chê bai giễu cợt khỏi bài viết dài hơn 4 ngàn chữ đó thì toàn bài là một lời ca tụng với gần như đầy đủ thành tích và sự nghiệp của người phụ nữ năm nay đã 82 tuổi, được bầu làm đại diện dân cử 18 nhiệm kỳ, nữ chủ tịch quốc hội Hoa Kỳ đầu tiên và duy nhất cho đến nay.

Phải thực sự có tài Nancy Pelosi giỏi chính trị là chuyện không lạ, bà ra đời trong một gia đình Mỹ gốc Ý toàn chính trị gia. Người cha, ông Thomas D’Alesandro Jr., là Thị trưởng Baltimore (Maryland) 12 năm và là dân biểu đại diện cho thành phố này ở quốc hội trong 5 nhiệm kỳ. Ông anh Thomas D’Alesandro III cũng từng là Thị trưởng Baltimore.

Nếu chỉ dựa vào các hệ thống thông tin ở Hoa Kỳ hiện đang quá phân cực – bên chê bên khen, cả hai đều quá khích, người ta khó mà có thể có một cái nhìn không thiên lệch về nhà nữ chính khách này.

Người Kể Chuyện xin mượn phần trình bày của BBC online về bàPelosi ở đây:

Bà Pelosi là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ lãnh đạo Hạ viện và bà đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy – hoặc cản trở – chương trình nghị sự của nhiều tổng thống.

Sự nhạy bén trong phán đoán và quyết định trong môi trường lập pháp, khả năng giữ cho một đảng không có lúc nào yên đoàn kết khi cần thiết, và bản năng sân khấu chính trị của bà đã khiến bà trở thành một thế lực trên Capitol Hill, cũng như một cột thu lôi cho những lời chỉ trích từ những người gièm pha.

Bà Pelosi đã trực tiếp thách thức Donald Trump trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của ông – nổi tiếng là đã xé một bản sao bài diễn văn của Liên bang ngay ở sau lưng ông.

Và Trump đã đáp lại cùng một kiểu, thường khiến bà trở thành mục tiêu các cơn nóng giận của ông ta và cáo buộc bà tiến hành một “chương trình nghị sự cực tả”.

Trong cuộc nổi dậy ngày 6 tháng 1, những người ủng hộ Tổng thống Trump đã chạy khắp Điện Capitol để tìm kiếm Pelosi và bị chụp ảnh đang phá phách đồ đạc trong văn phòng và gác chân lên bàn làm việc của bà Chủ tịch Hạ viện.

Những người theo Đảng Cộng hòa thường vẽ bà Pelosi như một “người cấp tiến ở San Francisco”, say mê chính quyền lớn và thiên tả trong các vấn đề xã hội.

Nhưng nguồn gốc của bà là từ một kiểu chính trị thực dụng hơn ở bên kia lục địa.

Pelosi lớn lên trong một gia đình chính trị, là con út trong gia đình có 7 người con ở Baltimore, Maryland, thành phố vùng East Coast, nơi cha của bà là thị trưởng.

Bà theo học bậc đại học ở Washington gần đó, nơi gặp và cuối cùng kết hôn với nhà tài chính Paul Pelosi.

Đầu tiên họ chuyển đến Manhattan, và sau đó là San Francisco, nơi bà Pelosi bắt đầu cuộc sống mới với tư cách một bà nội trợ. Bà đã có năm người con – bốn gái và một trai – trong khoảng thời gian sáu năm.

Bước đầu một sự nghiệp Năm 1976, bà bước vào chính trị, sử dụng các mối quan hệ gia đình cũ của mình để giúp Thống đốc California Jerry Brown giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ ở Maryland khi ông tranh cử tổng thống.

Sau đó, bà đã leo lên từng nấc trong hệ thống của Đảng Dân chủ tiểu bang California, cuối cùng trở thành chủ tịch của đảng này và sau đó giành được một ghế trong Quốc hội vào năm 1988.

Năm 2001, bà ra tranh cử vị trí Whip (người đếm phiếu bầu của đảng và nhân vật đứng thứ hai trong Hạ viện) của khối thiểu số Hạ viện và giành được chiến thắng sít sao.

Năm tiếp theo, bà leo lên vị trí lãnh đạo khối thiểu số, chức danh của người đứng đầu phe đối lập trong Hạ viện.

Nancy Pelosi là một trong những người phản đối cấp cao nhất, thẳng thắn nhất đối với cuộc xâm lược Iraq năm 2003 của Mỹ.

Lập trường này đã được chứng minh và tưởng thưởng vào năm 2006 với đảng Dân chủ nắm quyền kiểm soát Hạ viện lần đầu tiên sau 12 năm.

Bà được đảng bầu làm Chủ tịch Hạ viện.

Bốn năm sau, đảng Dân chủ mất quyền kiểm soát Hạ viện. Bất chấp thất bại, bà Pelosi đã vượt qua được một số thách thức trong hàng ngũ của chính mình, để một lần nữa giành lấy sự lãnh đạo của một đảng đang hồi sinh vào năm 2018.

Đùa với TrumpBan đầu, bà Pelosi chỉ miễn cưỡng dẫn đầu cuộc luận tội lần thứ ba đối với một tổng thống Mỹ. (Hai lần trước trong lịch sử Hoa Kỳ là với Andrew Johnson (١٨٦٨) và Bill Clinton (1998))

Nhưng năm 2019, khi lộ ra thêm nhiều trò giao dịch của Trump với Ukraine, bà đã đành phải nói rằng đó là một sự lạm dụng quyền lực không thể bỏ qua.

Ông Trump bị cáo buộc ép Ukraine đào bới tìm thông tin gây tổn hại cho Joe Biden và sử dụng viện trợ quân sự để nhử phía Ukraine – nhưng được tuyên trắng án tại Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát.

Tuy thế, chiến thắng của bà Pelosi không đem lại lợi lộc gì cho đảng Dân chủ. Phe Dân chủ kỳ vọng tăng đa số trong Hạ viện vào năm 2020, nhưng cuối cùng họ lại mất hơn chục ghế.

Mọi thứ trở nên khó khăn hơn trong hai năm đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống của ông Biden, khi mức đa số của Dân chủ giảm xuống chỉ còn được năm ba ghế.

Anthony Zurcher, phóng viên của BBC, nhận xét rằng bất chấp tỷ lệ mỏng như dao cạo đó, bà Pelosi vẫn đã có thể đưa đẩy phần lớn chương trình lập pháp của tổng thống thông qua Hạ viện.

Trong vòng chưa đầy hai năm, các đảng viên Dân chủ tại Hạ viện đã thông qua dự luật cứu trợ Covid, gói chi tiêu cho cơ sở hạ tầng của lưỡng đảng, một chương trình chi tiêu xã hội và môi trường trị giá hàng ngàn tỷ đô la và cả luật bảo vệ hôn nhân đồng tính. Việc bà Pelosi có thể thực hiện điều này, khi chỉ cần mất một hoặc hai phiếu biểu quyết là đã thất bại, là bằng chứng cho khả năng của bà trong việc giữ chân các thành viên cấp tiến và trung phái trong đảng của mình.

Đùa với lửa

Trung cộng cảnh cáo rằng đi Đài Loan kỳ này, bà Pelosi đã đùa với lửa, nhưng thật ra, bà Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ đã nghịch lửa từ lâu. Bà đốt râu (hình tượng thôi, chẳng có lãnh tụ CS Trung hoa nào có râu) các lãnh tụ Cộng sản Trung hoa.

Mặc dù đã có những lời chỉ trích về chuyến đi Đài Loan của bà là hấp tấp hoặc nguy hiểm, những người khác – bao gồm hơn một số đối thủ chính trị trong nước – đã hoan nghênh, gọi đó là một nước đi táo bạo.

Nếu không có gì khác, đó có thể là một minh chứng cuối cùng cho thấy Nancy Pelosi làm những gì bà ấy muốn, khi bà ấy muốn.

Giăng biểu ngữ ở Thiên an môn: Bà Nancy Pelosi trở thành dân biểu quốc hội Mỹ năm ١٩٨٨, đúng một năm sau cuộc thảm sát tại Thiên an môn diễn ra.

Hai năm sau, năm 1991, bà có mặt tại Bắc Kinh. Tại đó, không thông báo với đoàn hộ tống chính thức, bà Pelosi cùng với cùng với các dân biểu Ben Jones (D-Ga.) và John Miller (R-Wash.) đến quảng trường Thiên an môn mà không có sự cho phép của nước chủ nhà.

Ở đó, họ giăng một biểu ngữ nhỏ, màu đen viết bằng tay cả hai thứ chữ Hoa và tiếng Anh: “Cho những người đã chết vì nền dân chủ ở Trung Quốc”.

Cảnh sát khi đó nhanh chóng ập đến, tóm gọn các phóng viên đang đưa tin về sự kiện và đuổi các nhà lập pháp ra khỏi quảng trường.

Bộ Ngoại giao TQ sau đó đã tố cáo sự việc là một “trò hề được tính toán trước”.

Cựu giám đốc văn phòng CNN ở Bắc Kinh, người bị bắt nhốt vài giờ khi có mặt tại Thiên an môn để lấy tin, ông Mike Chinoy đã viết rằng bà Pelosi có “thiên hướng” về việc dùng những hành động thu hút sự chú ý của dư luận, được sắp xếp để “chọc vào mắt” các nhà lãnh đạo cộng sản của Trung Quốc – bất chấp hậu quả.

Bà Pelosi, người cũng góp phần đưa ra nghị quyết lên án các hành động của Trung Quốc vào năm 1989, đã tiếp tục lên tiếng về vụ “thảm sát” những người biểu tình suốt nhiều năm.

Nhân kỷ niệm 33 năm ngày thảm sát, năm nay, bà gọi vụ Thiên an môn là “một trong những hành động chính trị dũng cảm vĩ đại nhất”: “Khi thế giới tôn vinh lòng dũng cảm của những sinh viên, công nhân và công dân bình thường đã một cách ôn hòa chống đối chế độ áp bức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chúng ta hãy làm lập lại lời thề giữ ngọn lửa tự do điều đó đã bùng cháy trong trái tim họ.”

Chống các nỗ lực đăng cai Thế vận hội của TQ: Với lý do vi phạm nhân quyền, Pelosi đã phản đối nhiều lần Trung Quốc đăng cai Thế vận hội Olympic.Năm 2008, bà kêu gọi tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là George W Bush tẩy chay lễ khai mạc Thế vận hội mùa hè (nhưng không thành công). Bà Nancy Pelosi tuyên bố: “Điều lệ Olympic quy định rằng Thế vận hội nên tìm cách thúc đẩy sự ‘tôn trọng các nguyên tắc đạo đức cơ bản và phổ quát’. Đáng buồn thay, chính phủ Trung Quốc đã không thực hiện đúng các cam kết của mình để cải thiện tình hình nhân quyền ở Trung Quốc và Tây Tạng.”

Tháng 5 năm 2021, bà kêu gọi “tẩy chay ngoại giao” đối với Thế vận hội mùa đông ở Bắc Kinh: “Đừng tôn vinh chính phủ TQ bằng việc đến TQ của các nguyên thủ quốc gia….Đối với các nguyên thủ quốc gia đến Trung Quốc trong bối cảnh một cuộc diệt chủng đang diễn ra – khi quý vị đang ngồi trên ghế của mình – xin hãy thực sự đặt ra câu hỏi, quý vị có thẩm quyền đạo đức nào để lại nói về nhân quyền ở bất kỳ nơi nào trên thế giới”,

Gặp Đức Đạt lai Lạt ma: Bà Pelosi đã gặp Đạt lai Lạt ma – người mà Bắc Kinh coi là kẻ thù, thậm chí còn gọi là “con sói đội lốt nhà sư” và “kẻ chia rẽ” nguy hiểm, nhiều lần và đã chỉ trích chính sách của TQ ở Tây Tạng, khu vực bị TQ sáp nhập vào năm ١٩٥٠.

Trong chuyến thăm Ấn Độ vào năm 2008, bà Pelosi đã đến thăm Đức Đạt lai Lạt ma ở Dharmshala, nơi ông đã sống lưu vong từ năm 1950. Trong chuyến thăm, bà Pelosi nói rằng cần có một cuộc điều tra quốc tế về tình hình ở Tây Tạng. Bà kêu gọi cộng đồng toàn cầu tố cáo Trung Quốc, gọi cuộc khủng hoảng là “một thách thức đối với lương tâm của thế giới. Nếu những người yêu tự do trên khắp thế giới không lên tiếng chống lại sự áp bức của Trung Quốc ở Trung Quốc và Tây Tạng, thì chúng ta đã mất hết thẩm quyền đạo đức để lên tiếng nhân quyền ở mọi nơi trên thế giới.”

Năm 2002, tại cuộc gặp Hồ Cẩm Đào, lúc đó là Phó Chủ tịch TQ, Pelosi đã cố trao cho ông ta bốn bức thư, trong đó nói về việc bỏ tù các nhà hoạt động Trung Quốc và Tây Tạng, kêu gọi trả tự do cho các tù nhân chính trị. Tuy nhiên, Hồ đã từ chối nhận thư.

Không bỏ cuộc, khi đến Trung Quốc vào năm 2009 – lúc Hồ đã là Chủ tịch, bà đã chuyển tận tay ông ta một lá thư khác, một lần nữa kêu gọi trả tự do cho các nhà hoạt động bị bỏ tù, bao gồm cả nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng Lưu Hiểu Ba. Ông Lưu Hiểu Ba đoạt giải Nobel Hòa bình năm ٢٠١٠, nhưng không được phép đến Na Uy để nhận giải thưởng. Ông qua đời vì bệnh ung thư vào năm ٢٠١٧ trong khi vẫn bị chính quyền Trung Quốc quản thúc.

Hoan nghênh những người bất đồng chính kiến ở Hồng Kông: Vào tháng ٦ năm ٢٠١٩, khi các cuộc biểu tình gia tăng ở Hồng Kông chống lại dự luật cho phép dẫn độ sang Trung hoa đại lục, Pelosi đã ca ngợi những người biểu tình là “can đảm”. Bà nói rằng dự luật này “thể hiện rõ ràng sự sẵn sàng trơ trẽn của Bắc Kinh trong việc chà đạp luật pháp để bịt miệng, bất đồng và bóp nghẹt” tự do ở thuộc địa cũ của Anh”, tờ New York Times đưa tin.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao TQ, Hua Chunying, cáo buộc bà Pelosi có một phần trách nhiệm về tình trạng bất ổn dân sự đang diễn ra ở Hồng Kông lúc đó. “Chính vì sự che đậy rõ ràng và sự liên quan của các thế lực bên ngoài như Pelosi mà các lực lượng bạo động chống đối pháp luật trở nên hung hăng hơn.”

Không quên chọc nhột Tập Cận Bình

Cả trước và sau chuyến đi “lịch sử” của bà Nancy Pelosi, dư luận cả hai chiều khen chê nổi lên. Phía chỉ trích cho rằng bà Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ đã phá hỏng hiện trạng thế giới. Họ cho rằng bà Pelosi đã đẩy quan hệ Mỹ – Hoa – thậm chí cả khối Tây phương, vào thêm một hiểm họa không nên có trong bối cảnh cuộc chiến tranh Nga- Ukraine vẫn bừng bừng lửa.

Họ dẫn những phản ứng mạnh của Tập Cận Bình: đưa chiến hạm và chiến đấu cơ vào những cuộc thao diễn quân sự trong vùng biển bao quanh Đài Loan. Cuộc tập trận có đạn thật, và có cả phi đạn thật bay qua đầu Đài Loan, phi đạn rơi đến tận vùng biển đang có tranh chấp với Nhật bản.

Trung cộng cũng tung ra một số biện pháp đáp trả, trong đó có việc chấm dứt sự hợp tác với Hoa Kỳ về những vấn đề quan trọng như khí hậu, quốc phòng, quân sự… Thêm vào đó, TQ cũng đình chỉ sự hợp tác trong việc hồi hương di dân bất hợp pháp, hỗ trợ pháp lý về các vấn đề hình sự và chống tội phạm xuyên quốc gia.

Bên cạnh đó là các biện pháp “trừng phạt” nhắm vào bà Nancy Pelosi và gia đình của bà.

Công bố của Bộ Ngoại giao TQ lên án “hành động xấu xa và khiêu khích” của bà Pelosi đã “can thiệp nghiêm trọng vào công việc nội bộ của Trung Quốc, phá hoại nghiêm trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, chà đạp nghiêm trọng nguyên tắc một Trung Quốc và đe dọa nghiêm trọng hòa bình.”

Nhưng các biện pháp trừng phạt đó chắc cũng chẳng có gì ngoài chuyện cấm bà Pelosi từ nay về sau vào nước Tàu – Hồng Kông, Lục địa và Macau, và làm ăn với Trung quốc.

Phe bênh vực bà Pelosi cho rằng thái dộ của Bắc kinh chẳng khác gì con gấu trong truyện trẻ em ba chú heo con. Nó chỉ “huff” và “puffs” trước ngôi nhà kiên cố của ba chú heo con.

Tại cuộc họp báo trước khi rời Đài Loan, bà Pelosi đã không quên chọc nhột Tập Cận Bình.

Bà xác định chuyến đi đã thành công: “Phái đoàn của chúng tôi đến đây để đưa ra một thông điệp rõ ràng: Mỹ đứng cùng Đài Loan” và để “…điều quan trọng đối với chúng tôi là chúng tôi hoan nghênh những thành công của Đài Loan, chúng tôi cùng làm việc với nhau vì an ninh của Đài Loan và chúng tôi chỉ rút ra những bài học lớn từ nền dân chủ ở Đài Loan…”

Đỗ QuânNăm 2013, Nancy Pelosi cũng được vinh danh vào Hall of Fame (Sảnh Danh vọng) của tổ chức National Women vì những đóng góp không mệt mỏi của bà cho Quyền của Phụ nữ, Nhân quyền, Chăm sóc sức khỏe, Chăm sóc trẻ em, Trả lương bình đẳng và Giảm Nghèo đói trong thời gian làm Chủ tịch Hạ viện.

Năm 2019, Nancy Pelosi được Forbes xếp hạng thứ ba trong danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới. Trước đó, bà từng đứng thứ 11 vào năm 2010 và thứ 26 vào năm 2014 trong cùng danh sách. Năm 2019, bà nhận được vinh danh với Giải thưởng John F. Kennedy Profile in Courage (Gương Can đảm) tại Thư viện và Bảo tàng Tổng thống John F. Kennedy ở Boston. Pelosi đã được công nhận vì những nỗ lực của bà trong việc thông qua Luật Y tế năm 2010 (được gọi là Obamacare) của cựu Tổng thống Barack Obama và giúp đảng Dân chủ giành lại quyền kiểm soát Hạ viện Hoa Kỳ trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2018.

Năm 2019, tạp chí Time đã tổng hợp danh sách những phụ nữ nổi bật của thế kỷ, chọn một phụ nữ mỗi năm từ 1920 đến 2019. Trong dự án này, Nancy Pelosi được vinh danh là Người phụ nữ của năm 2010 vì đã tạo ra một chương trình cung cấp khả năng tiếp cận y tế toàn dân ở Hoa Kỳ.

Thời kỳ làm Chủ tịch Hạ viện, bà Nancy Pelosi đã dẫn đầu việc thông qua Đạo luật Affordable Care Act (Obamacare) lịch sử ở Hạ viện và lèo lái Quốc hội trong việc thông qua các cải cách mạnh mẽ của Wall Street. Là người có tiếng nói mạnh mẽ cho quyền của phụ nữ, bà là nhân tố quan trọng trong việc thông qua Đạo luật Lilly Ledbetter Fair Pay Act nhằm khôi phục khả năng chống lại sự phân biệt đối xử về lương của phụ nữ và tất cả người lao động. Các thành tựu lập pháp của bà cũng bao gồm việc thông qua các khoản đầu tư lịch sử vào viện trợ đại học, năng lượng sạch và đổi mới, cũng như các sáng kiến giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ và cựu chiến binh.

Theo học giả về Quốc hội Norman Ornstein, dưới sự lãnh đạo của Pelosi, Quốc hội nhiệm kỳ thứ ١١١ của Hoa Kỳ được công nhận là “một trong những Quốc hội có năng suất cao nhất trong lịch sử”.