NXB Giáo dục móc túi người dân trắng trợn!

Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam độc quyền trong lĩnh vực sách giáo khoa và trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ngoài việc Bộ Giáo dục và nhà xuất bản bắt tay hưởng lợi trong việc phát hành sách bài tập, còn nhiều điểm bất thường trong in ấn, phát hành và giá cả sách giáo khoa.

Độc quyền sách giáo khoa, giá sách cao bất hợp lý

Nhiều năm trời, biết bao phụ huynh khổ sở về việc mỗi đầu năm học phải tốn cả triệu đồng để mua sách giáo khoa mới cho con em. Sách cũ không dùng lại được bởi học sinh viết, vẽ, làm bài tập trực tiếp vào đó.

sách giáo khoa thay đổi liên tục, mỗi nhiệm kỳ bộ trưởng in mấy lần, mỗi năm mỗi khác nên không thể dùng lại, sách có nhiều bộ, những môn không cần thiết cũng ép học sinh phải mua như ở lớp 1, 2 sách Giáo dục thể chất, Âm nhạc… cộng với việc phải mua sách bài tập đi kèm… 

Nhiều phụ huynh phải vay tiền để mua sách mới trong khi sách năm trước bán ve chai. 

Việc phải mua nhiều sách trong thời gian qua là gánh nặng cho nhiều gia đình. Tồi tệ hơn, các học sinh, nhất là học sinh nhỏ phải mua và đọc quá nhiều sách trùng lặp, không có hiệu quả, gây tốn kém thời gian và phí phạm tiền bạc.

Giá sách luôn tăng. Tiền lời khổng lồ của việc in ấn và phát hành sách giáo khoa rơi vào túi ai?

Người dân phải mua sách cao hơn giá đúng khoảng hơn 85 tỉ.

Giai đoạn 2014-2018, giá thầu in sách có sai sót dẫn đến học sinh phải mua sách theo giá đã năm 2011 được ấn định trên bìa sách.

Vì thế phụ huynh phải mua sách giá đắt hơn khoảng hơn 85 tỉ.

Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp giấy in, nhà thầu in, phát hành, mua bán sách nhiều vi phạm dẫn đến giá sách cao bất hợp lý.

Nhà xuất bản không tính toán chi phí và giá thành, định mức, kế hoạch sản xuất và kinh doanh, tỉ lệ chiết khấu cao, không tiết kiệm chi phí vả quản trị doanh nghiệp kém…

Nhà xuất bản đã lợi dụng vị trí độc quyền của mình trong lãnh vực biên tập, in, phát hành, kinh doanh để thao túng sách giáo khoa

nhà xuất bản cũng đưa chi phí lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp… vào giá thành sách giáo khoa khiến chi phí chung phân bổ vào sách giáo khoa tăng cao hơn gần 70 tỉ.

Những việc trên dẫn đến học sinh phải mua sách giáo khoa cao hơn giá đúng 85 tỉ đồng.

Việc chọn nhà thầu cung cấp giấy in “có nhiều bất thường”.

Nhà xuất bản Giáo Dục định nhu cầu không sát thực tế nên chủ yếu là giấy in tồn kho nhiều. Việc này cũng làm tăng chi phí lãi vay, giảm giá hàng tồn kho.

Từ trước 2017, nhà xuất bản chưa đưa ra các quy định chọn nhà thầu in và cung cấp vật tư, giấy in… để thống nhất trong doanh nghiệp. Vì thế không bảo đảm sự công bằng, minh bạch và hiệu quả theo quy định.

Vì “một mình một chợ” nên Nhà xuất bản Giáo dục đã tự ý lựa chọn nhà thầu cung cấp giấy trái với Luật đấu thầu; trong đó có nhà thầu thường xuyên chiếm 83,1% số lượng giấy của nhà xuất bản tương đương gần 1.900 tỉ đồng, với giá bán bình quân gấp khoảng 1,7 lần giá giấy công ty nhập cảng trực tiếp, tương ứng số tiền chênh lệch khoảng 210 tỉ đồng.

Nhà xuất bản còn dùng giấy in định lượng thấp hơn tiêu chuẩn quốc gia; dồn nhiều khoản bất hợp lý vào giá thành sách, thậm chí tự ý tăng giá sách giáo khoa lên 16,9% từ năm học 2019 – 2020.

Đáng ngạc nhiên là những vi phạm rõ ràng như vậy nhưng trong suốt thời gian dài không hề bị phát giác.

Trong thực tế, các trường cũng không được lựa chọn sách giáo khoa phù hợp như quy định.

Phát hành sách qua nhiều trung gian, chiết khấu cao

Đáng chú ý, việc phát hành sách giáo khoa đến tay người tiêu dùng qua nhiều trung gian Tỉ lệ chiết khấu của sách giáo khoa là 25% khá cao, không hợp lý so với một số mặt hàng độc quyền, thiết yếu khác.

Cụ thể, bốn Công ty Sách và thiết bị giáo dục (miền Bắc, Trung, Nam, Cửu Long) là đại lý cấp 1 của nhà xuất bản được hưởng 5%; các công ty sách và thiết bị trường học địa phương là đại lý cấp 2, được hưởng từ 7-8%; các đại lý, cửa hàng sách, các trường học là đại lý cấp 3, được hưởng từ 12-13%.

Nhà xuất bản Giáo Dục đã tăng giá sách giáo khoa 16,9% từ năm học 2019-2020.

Cấu kết với nhau 

Mọi người nhầm lẫn rằng sách bài tập cũng bị bắt buộc phải mua kèm theo sách giáo khoa, dẫn đến thực tiễn hầu hết phụ huynh khi mua cả hai do nhà xuất bản phát hành.

Sách giáo khoa có chừa một số khoảng trống để học sinh điền vào. Từ 2014 đến hết tháng 8-2019, đã bán hơn 300 triệu quyển loại này.

Nếu tính 65% sách giáo khoa đã bị điền vào như vậy, không dùng lại được, gây phí phạm tạm tính là 2.374.205,8 triệu đồng.

Trẻ em Sa Pa vẫn bị đẩy ra đường bán hàng trong mưa rét

Những ngày cuối năm 2022, Sa Pa (Lào Cai). Dù thời tiết rét buốt, có lúc nhiệt độ ngoài trời ở thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) chỉ 1 độ C, nhưng nhiều đứa trẻ vẫn phải đội mưa, chìa bàn tay lạnh cóng ra để bán hàng.

Trở lại Sa Pa những ngày cuối năm, khách du lịch không còn nghe thấy tiếng phát loa kêu gọi từ chiếc xe lưu động như năm trước.

Thay vào đó là tin nhắn từ thị xã Sa Pa tới điện thoại du khách với thông điệp quen thuộc “Không cho tiền trẻ em lang thang, ăn xin. Không mua hàng từ người chèo kéo, đeo bám”. Đây là một trong những giải pháp mà thị xã đang làm để ngăn chặn và chấm dứt tình trạng trẻ em đeo bám, chèo kéo khách du lịch.

“Chim non cõng mẹ”

Đêm tới, thị xã Sa Pa chìm trong sương mù, mưa phùn, trời rét 5 độ C. Hàng trăm du khách khoác lên mình những chiếc áo dày cộp, đội mũ, quàng khăn kín mít dạo chơi.

Chiếc xe điện du lịch chở chừng 15 du khách dừng lại. Năm đứa trẻ chừng 3 đến 7 tuổi chạy tới.

“Mua cho cháu đi, mua cho cháu đi”, một bé gái chừng 7 tuổi địu em sau lưng chìa bàn tay với mấy chiếc túi thổ cẩm, móc khóa, nài nỉ các du khách.

Cách đó không xa, một bé gái chừng 3 tuổi mặt đỏ ửng, rộp nẻ chạy vòng quanh kéo áo mọi người.

Nhiều khách du lịch lắc đầu từ chối, còn các em vẫn bám theo, chìa những món đồ lưu niệm và nói “mua cho cháu đi”. 

Dù tấm bảng “Không cho tiền trẻ em lang thang, ăn xin. Không mua hàng từ người chèo kéo, đeo bám” ngay trước mặt nhưng không ít người mủi lòng.

Được mua hàng, cho tiền, những đứa trẻ này chạy về phía những người phụ nữ cầm ô, ngồi bên ghế đá cách đó chừng 20m, đưa tiền rồi lại tiếp tục đeo bám, chèo kéo khách.

“Thời tiết mưa rét, hình ảnh những em nhỏ đầu trần, áo quần mặc phong phanh, hoặc mặc trang phục dân tộc, có em cõng theo các em nhỏ chỉ vài tháng tuổi trông rất đáng thương. Nếu không mua hàng thì các em đu bám, chèo kéo rất khó chịu, mà cho tiền thì các em khác lại vây kín mời chào” – chị Hương Ly (du khách đến từ Đà Nẵng) nói.

“Hiện tượng trẻ em bán hàng rong đã giảm đáng kể so với trước đây nhưng hiện vẫn có bà mẹ đưa các em lên đây.

Tôi thường xuyên chở khách tới đây và nhiều chỗ du lịch khác, trên xe tôi cũng thường dặn mọi người không mua hàng, cho tiền trẻ em. Tuy nhiên, có người vẫn cho vì thương các em” – anh Lý Láo Lở (lái xe điện) chia sẻ.

Còn hơn 20 bà mẹ hoạt động chuyên nghiệp

Một trẻ có thể mang về 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/ngày, nếu mang ba đứa trẻ đi bán hàng, chéo kéo khách thì mỗi ngày các bà mẹ có 1,5 triệu đồng.

“Nếu khách du lịch đến Sa Pa vẫn cho tiền, vẫn mua hàng của trẻ em thì những bà mẹ này do kiếm tiền được thì họ vẫn làm. Thị xã đã cố gắng tạo sinh kế cho họ, nhưng không có sinh kế nào kiếm dễ bằng việc dùng trẻ em để bán hàng, đeo bám khách.

Nhiều biện pháp đưa ra khiến số lượng trẻ em chèo kéo, đeo bám đã giảm khá nhiều. Tuy nhiên, rất khó chấm dứt hẳn bởi vẫn có trên 20 bà mẹ hoạt động chuyên nghiệp thường xuyên đưa hai, ba đứa trẻ đi chèo kéo khách du lịch.

Những bà mẹ này rất khó tiếp cận, thuyết phục thì không nghe. Điều này ảnh hưởng đến thế hệ trẻ, đặc biệt các em không được đi học, sớm phải lao vào chuyện cơm áo, gạo tiền. 

Bảo kê buôn lậu, cựu thiếu tướng cảnh sát biển ‘ân hận tột cùng›!

Trong phiên tòa phúc thẩm vụ án nhận hối lộ, bảo kê buôn lậu xăng dầu xảy ra tại một số đơn vị cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, các bị cáo đã nói lời sau cùng trước khi tòa nghị án.

Cựu đại tá Nguyễn Thế Anh (cựu Phó cục trưởng Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, cựu Phó chánh văn phòng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, cựu Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang) đã xin lỗi gia đình.

Nguyễn Thế Anh cũng rất thành khẩn trình bày tại phiên tòa phúc thẩm: “Cái gì bị cáo làm thì đã nhận hết” nên mong được giảm án, cũng nói thêm đang mang thương tích, có nhiều đóng góp cho cơ quan, mẹ tuổi cao, sức yếu, bệnh tim, bệnh khớp và đang sống một mình. Hai con nhỏ đang sống cùng người vợ đã ly hôn.

“Bị cáo là trụ cột của gia đình nên cũng mong được sớm trở về dưỡng mẹ, dạy dỗ các con”, cựu đại tá nêu.

Nguyễn Thế Anh cũng xin tòa xem xét cho em họ là Nguyễn Văn An – người được Thế Anh nhờ ở giữa nhận tiền hối lộ từ trùm buôn lậu Phan Thanh Hữu.

Tại tòa sơ thẩm, Nguyễn Thế Anh bị tuyên án chung thân về tội nhận hối lộ khoảng hơn 19 tỉ đồng, 2 năm tù vì tổ chức cho Nguyễn Văn An lén trốn ra nước ngoài, tổng hình phạt là chung thân. Trong khi đó, Nguyễn Văn An bị tuyên phạt 15 năm tù về tội nhận hối lộ.

Tại phiên phúc thẩm, Viện Kiểm sát Quân sự T.Ư đề nghị giảm mức hình phạt cho Nguyễn Thế Anh do đã nộp số tiền 5,6 tỉ; song không xét giảm nhẹ cho Nguyễn Văn An.

“Ân hận đến tột cùng và chắc chẳng bao giờ xóa nhòa»

Cũng nói lời sau cùng, cựu thiếu tướng Lê Xuân Thanh, cựu Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3, nói “vô cùng ân hận” và mong Tòa xem xét để sớm trở về, được trở thành một công dân tốt, “phấn đấu hoàn thành những ngày còn lại của cuộc đời”!

Cựu thiếu tướng Lê Văn Minh, cựu Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4, nói, một lần nữa nhận thức sâu sắc những tội lỗi của mình và vô cùng ân hận.

“Ân hận đến tột cùng và chắc chẳng bao giờ xóa nhòa. Bản thân sinh ra trong một gia đình cách mạng, công tác trong quân ngũ, phấn đấu trưởng thành 40 năm, lên được quân hàm thiếu tướng, không ngờ cuối đời vướng vào vòng lao lý, rơi xuống tột cùng dưới đáy của đời sống”, cựu thiếu tướng nghẹn ngào nói.

Ông ta nói tòa sơ thẩm tuyên phạt mình 15 năm tù là đã có sự khoan hồng, song vẫn cho rằng bản án này là “quá nặng nề”, phân trần bản thân sức khỏe ngày càng giảm, nhiều bệnh tật và gia đình hoàn cảnh khó khăn.

“Qua phiên tòa này tôi cũng nhận thức sâu sắc về hành vi phạm tội của mình nên kính mong hội đồng xét xử giảm nhẹ cho tôi để tôi còn có cơ hội để trở về với gia đình”, Minh nói.

Hai cựu thiếu tướng Lê Văn Minh và Lê Xuân Thanh bị tòa sơ thẩm tuyên 15 năm và 12 năm tù về tội nhận hối lộ. Tại phiên tòa phúc thẩm, Viện Kiểm sát Quân sự T.Ư cho rằng không có căn cứ để xem xét kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt cho 2 bị cáo này.

Nói chung, sau khi vơ vét, nhận hối lộ đầy túi, ra tòa thì thái độ của những người nói trên đều giống nhau: 

1. Sức khỏe các tướng/tá đều yếu. 2. Gia cảnh khó khăn. 3. Hối hận. 4. Xin giảm án…!

Hồi ký Spare của Hoàng tử Harry sẽ chính thức được bán ra vào ngày 10/1/2023. Photo: Leon Neal/Getty Images

San Hà (tổng hợp)